Khi xây nhà nên ưu tiên vấn đề công năng hay yếu tố thẩm mỹ?
Trong bài viết này, Kynamgroup muốn chia sẻ với các bạn về một câu hỏi mà khách hàng thường hay quan tâm: Khi xây nhà, nên ưu tiên vấn đề công năng hay yếu tố thẩm mỹ (cái đẹp)? Điều này rấg quan trọng trước khi gặp đơn vị thiết kế hoặc kiến trúc sư để bày tỏ quan điểm, cũng như việc cần chuẩn bị những gì để khâu chuẩn bị thiết kế công năng, mặt bằng, sau đó đến thiết kế chi tiết, xin phép xây dựng và bản vẽ thi công để báo giá được thuận lợi. Mục tiêu là khi thi công, ngôi nhà tương lai sẽ đạt được đúng với mong muốn của bạn nhất.
Với câu hỏi này, khi xây nhà, chắc chắn ai cũng mong muốn ngôi nhà phải phù hợp với công năng sử dụng của gia đình trước, sau đó mới đến yếu tố thẩm mỹ. Nếu bạn đã lựa chọn được một đơn vị thiết kế uy tín, hoặc nhắm được một kiến trúc sư có thâm niên, kinh nghiệm thi công nhiều công trình, thì rất tốt. Những sản phẩm, thiết kế của các công ty hay kiến trúc sư cá nhân thường được giới thiệu trên internet. Nếu bạn thấy ưng ý những mẫu đó, nghĩa là chúng phù hợp với gu thẩm mỹ của bạn.
Nhưng ưu tiên hàng đầu, là ưu tiên về công năng. Tức là, dựa trên mảnh đất mình có. Nếu đất nằm trong khu dự án có quy hoạch sẵn (ví dụ: lô góc, kích thước 5x20m, 4.5x16m), khi xây nhà (ví dụ: một trệt hai lầu theo quy định), có thể kích thước lô đất của bạn trùng khớp với một số thiết kế có sẵn. Bạn có thể tham khảo, áp dụng những thiết kế phối cảnh đẹp mắt từ các kiến trúc sư, sau đó điều chỉnh cho phù hợp với công năng và quy mô gia đình mình.
Thường thì việc chuẩn bị yêu cầu về công năng sẽ không quá khó. Ví dụ, bạn cần bao nhiêu phòng ngủ - đó là nhu cầu cơ bản. Bạn cũng nên cân nhắc các không gian như phòng sinh hoạt chung. Hiện nay, có xu hướng tích hợp hoặc luân chuyển không gian này vào khu vực bếp để tạo cảm giác rộng rãi hơn, kết hợp khu vực ăn uống, hoặc bố trí gần phòng khách, tạo ra các điểm chờ, điểm chuyển tiếp không gian.
Ngay cả khu vực gần phòng ngủ trên lầu 1, lầu 2 cũng có thể có những không gian giao thoa nhỏ để gia đình tụ họp buổi tối xem TV, ăn nhẹ, đọc sách, nghe nhạc, thư giãn cùng con cái. Đây có thể coi là các phòng sinh hoạt chung nhỏ. Hoặc nếu bạn có thói quen ưu tiên sức khỏe, hãy dành không gian cho một phòng gym.
Nếu bạn là người thích thư giãn , thích có sân thượng trồng cây hoa lá, bạn thích phong cách nào (bo tròn, vuông vức, góc cạnh...) hãy thể hiện rõ. Hãy ngồi lại, liệt kê thành danh sách yêu cầu cho từng không gian: phòng khách ra sao, nhu cầu bếp thế nào, nhà vệ sinh có cần bồn tắm không, phòng ngủ có nên đặt TV không, hay bạn chỉ có thói quen đọc sách rồi ngủ (thì không cần TV, không cần bố trí kệ/tủ TV, hoặc thiết kế tủ quần áo liên kết với TV)?
Nếu cần TV, việc kết hợp kệ TV và tủ quần áo là đáng cân nhắc. Hoặc nếu bạn (đặc biệt là phụ nữ) có thói quen trang điểm, cần bố trí bàn trang điểm ở đâu, như thế nào? Phòng ngủ cần diện tích bao nhiêu mét vuông là phù hợp? Rất nhiều thông tin dạng này bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng.
Cho nên, công năng rất quan trọng. Bạn cứ trình bày hết nhu cầu của mình. Khi gặp kiến trúc sư, chủ yếu là bạn nên nói ra quan điểm, suy nghĩ của mình trước. Với kinh nghiệm nhiều năm, kiến trúc sư sẽ tư vấn thêm để tối ưu không gian, mang lại lợi ích tốt nhất, chứ không chỉ đơn thuần vẽ theo diễn giải ý tưởng ban đầu của bạn.Tuy nhiên, nếu bạn quá chi tiết hóa mọi thứ mà thiếu cân nhắc tổng thể, thiết kế có thể gặp lỗi, ví dụ: phòng ngủ quá nhỏ, không đủ chỗ đặt bàn trang điểm, hoặc không đủ chỗ cho loại giường bạn muốn.
Nếu bạn có thói quen ngủ chung với con, cần một chiếc giường rộng rãi, có thể cần đặt nệm lớn hoặc ghép hai nệm, đòi hỏi thiết kế giường đặc biệt, liên thông. Hoặc nếu con cái ở chung phòng (ví dụ hai anh em), bạn nên cân nhắc giường tầng, giường đôi, hay giải pháp nào phù hợp nhất. Cần tính toán thời gian sử dụng giải pháp đó, và liệu sau này có cần chia phòng không? Có phòng dự trù cho tương lai không? Khi ông bà, cha mẹ lên thăm, có phòng riêng cho họ không? Khi khách đến chơi và ở lại, họ sẽ ngủ ở đâu? Phòng khách, hay có phòng riêng cho khách?
Phòng khách đó có thể tận dụng làm kho, phòng thờ? Hay bạn muốn bố trí phòng thờ ở một không gian riêng biệt, có thể liên thông với sân thượng, tạo một góc yên tĩnh, tâm linh ("chill")? Hoặc bạn muốn trang trí tiểu cảnh trên sân thượng nếu yêu thích cây xanh? Tóm lại, bạn phải ưu tiên công năng trước tiên, điều này rất quan trọng, sau đó mới nghĩ đến vẻ đẹp thẩm mỹ.
Nếu bố trí đúng công năng, thiết kế sẽ phản ánh chiều sâu trong hoạt động hàng ngày của bạn, và kiến trúc sư có thể nhận ra điều đó. Bạn cũng nên chia sẻ những thói quen của mình để kiến trúc sư nắm bắt. Ví dụ: "À, anh/chị có thói quen đọc sách, nghe nhạc buổi sáng", thì họ sẽ cân nhắc bố trí một góc trong phòng khách có dàn âm thanh, TV, và một chỗ đặt ghế đọc sách, kệ sách, và các phụ kiện liên quan.
Có thể kết hợp các yếu tố tĩnh và động như hồ cá, hồ bơi nhỏ phía trước cho trẻ em, hoặc tiểu cảnh nhỏ. Để khi có hướng gió tốt (ví dụ hướng Đông) mang vượng khí vào nhà, luồng gió có thể mang theo hơi nước mát mẻ phả vào người.
Hơi nước này tạo cảm giác dễ chịu, tương tự như khi bạn vào nhà tắm và xả nước, cảm thấy trong lành. Nếu hơi nước này đến từ hướng gió tốt vào buổi sáng, nó sẽ rất tuyệt vời cho cảm giác và hô hấp của bạn. Vậy thì nên bố trí các yếu tố này liên thông với phòng khách, ban công, khu vực tam cấp, nơi bạn có thể ăn uống, giải trí, đọc sách, uống cà phê sáng, kết hợp với hồ tiểu cảnh và một số yếu tố khác để bạn tận hưởng.
Đó là những tiện ích gắn liền với thói quen mà bạn nên có trong ngôi nhà. Ngôi nhà là nơi bạn trở về sau những giờ làm việc mệt mỏi, bộn bề bên ngoài, để nghỉ ngơi, giải trí và sinh hoạt vui vẻ cùng gia đình. Đó là những giá trị, tiện ích thiết yếu mà một căn nhà mang lại, và bạn nên đầu tư, ưu tiêncho chúng. Nói chính xác hơn, đó chính là phần công năng.
Không gian ngôi nhà còn liên quan đến chiều cao thông thủy để tạo sự thông thoáng, cũng như hướng gió, hướng nắng – những yếu tố này cần được xem xét trước cả yếu tố thẩm mỹ. Ngôi nhà cần cao ráo, thoáng đãng. Nhiều người thích trần nhà cao, nhiều cửa sổ để đón nắng, đón gió.
Tuy nhiên, cần bố trí hợp lý, tránh cảm giác bị ngợp. Phần này, nếu bạn chỉ bố trí theo ý tưởng cá nhân mà chưa tìm hiểu kỹ, kiến trúc sư sẽ là người có kinh nghiệm, có thể đã tìm hiểu về khí động học, về phong thủy, để thiết kế hệ thống thông gió, hướng gió thuận tiện, đảm bảo đối lưu không khí (gió vào – gió ra), giúp nhà luôn mát mẻ.
Ví dụ, nếu nhà bạn hướng Tây Bắc, thường xuyên có gió luồn vào, bạn cần biết cách bố trí để dẫn luồng gió đi từ trước ra sau (hoặc ngược lại). Có những căn nhà Khuôn thiết kế xong, chỉ cần đứng yên là cảm nhận được gió luồn dưới chân (ví dụ với hướng Tây Bắc 310 độ), rất mát mẻ. Tận dụng hướng gió giúp tối ưu hóa không gian sống. Không gian bên trong, như Khuôn đã đề cập ở phần phòng khách, bao gồm các thiết bị như TV, âm thanh cần được bố trí hợp lý, có thể kết hợp với các vị trí như sảnh trước, ban công... để bạn ngồi thưởng thức âm nhạc, đọc sách, giải trí, uống cà phê, ăn sáng, ngắm hồ tiểu cảnh, cây cối, cảm nhận làn gió...
Đó là những không gian bạn nên ưu tiên. Yêu cầu với kiến trúc sư là phải ưu tiên không gian sống trước. Sau đó mới đến nhiệm vụ làm đẹp. Góc nhìn về cái đẹp rất đa dạng, có thể bạn thấy đẹp nhưng người khác thì không. Với chuyên môn của mình, kiến trúc sư sẽ biết cách thể hiện vẻ đẹp dựa trên ý tưởng, công năng và không gian bạn mong muốn.
Kiến trúc sư sẽ trình bày chi tiết để tạo ra cái đẹp đó. Tuy nhiên, có thể quan điểm thẩm mỹ của kiến trúc sư không hoàn toàn trùng khớp với bạn, nên hai bên cần tìm được điểm chung. Người thiết kế cần nắm bắt được phong cách, "gu" (mood/style) của bạn để điều chỉnh thiết kế. Phong cách đó có thể là bo tròn mềm mại, hoặc góc cạnh, mạnh mẽ ("hầm hố").
Nhận xét
Đăng nhận xét